Phụ nữ mang thai là một đối tượng rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm do những sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Ngoài sức khoẻ sinh lý chúng ta cần quan tâm đến cả sức khoẻ tinh thần hay tâm lý của thai phụ.
Bên cạnh những thay đổi về cơ thể dễ thấy như tăng cân, nặng nề, mũi nở to... nhiều thai phụ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như dọa sảy... Để chăm sóc cho phụ nữ trong gia đoạn mang bầu, việc hiểu rõ về tam cá nguyệt là rất cần thiết. Từ đó, bản thân phụ nữ mang bầu và người thân xung quanh có cách điều chỉnh chế độ chăm sóc cho phù hợp.
Tam cá nguyệt là gì?
Trong thời kỳ mang thai của bà bầu thường được chia làm 3 giai đoạn và các giai đoạn này được gọi chung là tam cá nguyệt. Tam cá nguyệt bao gồm:
Tam cá nguyệt là từ dùng để chỉ ba giai đoạn của phụ nữ mang bầu.
Tam cá nguyệt thứ nhất: Đây là giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ lúc thai nhi được hình thành cho đến khi được 3 tháng tuổi.
Tam cá nguyệt thứ hai: Giai đoạn này bắt đầu từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6 của thai kỳ hay còn được gọi là giai giai đoạn giữa thai kỳ.
Tam cá nguyệt thứ 3: Đây là giai đoạn từ tháng thứ 7 trở đi cho đến ngày sinh.
Trong mỗi giai đoạn của tam cá nguyệt thì cơ thể của người mẹ và thai nhi sẽ có những thay đổi khác nhau, mẹ bầu cần quan sát tình trạng cơ thể để có được sự chăm sóc phù hợp.
Thay đổi cơ thể ở tam cá nguyệt thứ nhất
Cảm nhận dấu hiệu mang thai
Khi bắt đầu mang thai thì bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi bên trong cơ thể của mình. Các dấu hiệu phổ biến nhất khi mang thai chính là buồn nôn, mất kinh nguyệt, đau tức ngực,...Các biểu hiện này thường đi kèm với tình trạng sụt cân, ốm nghén, mệt mỏi,....Trong giai đoạn đầu của thai kỳ cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi về thể trạng, vóc dáng và cả nước da do quá trình thay đổi nội tiết tố.
Sự phát triển của thai nhi giai đoạn đầu
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, phôi thai đã bắt đầu hình thành và làm tổ. Phôi thai được phát triển dần từ hình thù con nòng nọc đến hình dạng cơ thể có các bộ phận như mắt, mũi, miệng, chi,....
Những điều mẹ cần lưu ý giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ và thường xuyên, không nên bỏ qua các giai đoạn quan trọng như tuần thứ 7 - 8 và tuần 12 - 13. Đồng thời trong giai đoạn này mẹ bầu cũng nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng có lợi cho cả mẹ và thai nhi.
Thay đổi cơ thể ở tam cá nguyệt thứ hai
Những thay đổi của mẹ và thai nhi
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu thay đổi ở cơ thể một cách rõ ràng và chi tiết hơn. Lúc này bụng đã nhô lên, cơ thể bắt đầu tăng cân và thay đổi vóc dáng rõ rệt. Ngoài ra bạn còn có một số dấu hiệu như xuất hiện vết rạn da và thèm ăn. Trong giai đoạn này nếu bạn không kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể đúng cách thì có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, tiểu đường,....
Trong giai đoạn này, thai nhi cũng có những sự thay đổi và phát triển. Lúc này các bộ phận như tay, chân, mắt, mũi miệng đã dần thành hình rõ ràng hơn. Nếu siêu âm có thể quan sát rõ được những bộ phận trên cơ thể của bé và đôi lúc bạn cũng có thể cảm nhận được bé đạp từ bên trong bụng.
Những điều mẹ cần lưu ý
Trong giai đoạn này mẹ bầu cũng nên lưu ý khám thai và kiểm tra định kỳ vào tuần thai thứ 18, tuần 20 và tuần 24 - 28. Đồng thời việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, protein và khoáng chất cũng giúp cho thai kỳ của bạn trở nên khỏe mạnh hơn và tránh tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Thay đổi cơ thể ở tam cá nguyệt thứ ba
Những thay đổi của mẹ và thai nhi
Trong giai đoạn cuối cùng, cơ thể của người mẹ sẽ có những thay đổi rõ rệt, bụng nhô cao lên, tăng cân, vóc dáng thay đổi rõ rệt, các vết rạn da xuất hiện nhiều hơn. Bạn cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể trong thời gian này để bảo đảm thai kỳ được khỏe mạnh.
Thai nhi ở giai đoạn này có sự phát triển vượt trội, các cơ quan quan trọng và các bộ phận trên cơ thể đã hình thành một cách hoàn chỉnh. Cân nặng của bé lúc này cũng đã đạt điều kiện để chào đời, thông thường từ tuần thứ 37 - 40 là thời điểm vàng mà bạn có thể chuẩn bị để đón em bé chào đời đấy.
Lưu ý: Trong giai đoạn cuối, mẹ bầu cần khám thai thường xuyên hơn và chuẩn bị đồ sơ sinh đầy đủ để đón em bé chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, bạn nên lưu ý và để tâm đến những dấu hiệu khác thường xảy ra trên cơ thể để biết thời điểm chuyển dạ và nhập viện kịp thời.